Trang bị kỹ năng cần thiết cho học sinh phòng tránh bạo lực học đường

10/01/2024 16:42

Điều đáng lo ngại là lý do dẫn đến bạo lực đôi khi rất đơn giản như va chạm trong lúc chơi đùa, trên đường đi học, mâu thuẫn nói xấu nhau trên các diễn đàn, mạng xã hội,…

143605042c3d8763de2c-1704877617.jpg

Ngày 10-1, Chi hội Luật sư Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TP.HCM và Chi đoàn VP-Phòng KTNV&THA TAND TP.HCM tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề “Phòng chống bạo lực học đường”. Chương trình được tổ chức tại trường THPT Trần Hưng Đạo (quận Gò Vấp).

868bc0f2e9cb42951bda-1704878458.jpg

Buổi sinh hoạt chuyên đề phòng chống bạo lực học đường tại trường THPT Trần Hưng Đạo

Thông qua hình thức phiên tòa giả định xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích”. Đây là hoạt động được tổ chức nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của thanh, thiếu niên về thực trạng bạo lực học đường; Hướng dẫn các em về các biện pháp phòng, chống những hành vi xấu, vi phạm pháp luật.

Cụ thể, do bạn gái có mâu thuẫn trên mạng xã hội từ trước nên Trần Phi Công và Huỳnh Minh đã hẹn nhau ra nói chuyện. Minh đã rủ thêm Nguyễn Thanh Sơn và hai người nữa cùng đến gặp nhóm Công (Các nhân vật đều sinh năm 2007).

Sơn mượn cây sắt đem theo phòng thân. Hai bên xảy ra ẩu đả. Sơn dùng cây sắt đánh hai cái trúng vào đầu của Công khiến Công té xuống bất tỉnh. Trên đường về nhà, Sơn ném cây sắt vào bụi cây.

Hậu quả của vụ ẩu đả là Công bị chấn thương đầu, gây tụ máu da đầu, tụ máu ngoài màng cứng vùng đỉnh phải có chèn ép mô não, tỉ lệ thương tích 10%.

8e61e842c07b6b25326a-1704878388.jpg

Đây là hoạt động được tổ chức nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của thanh, thiếu niên về thực trạng bạo lực học đường

Tại phiên tòa, HĐXX đã phân tích cho bị cáo biết rằng, việc dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn là hoàn toàn sai trái. Mặt khác, việc sử dụng cây sắt cứng để tấn công vào vùng đầu là hành vi rất nguy hiểm, rất dễ gây thương tích và hậu quả đáng tiếc. Cho nên cáo trạng mới truy tố bị cáo về tội “cố ý gây thương tích” với tình tiết là có dùng hung khí nguy hiểm.

6ea664cd4cf4e7aabee5-1704878276.jpg

Vị chủ tọa đã giải thích cho bị cáo hiểu: bị cáo còn nhỏ, chưa thành niên; phải biết sống có trách nhiệm; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân. Thế nhưng bị cáo lại hung hăng, sẵn sàng dùng bạo lực để giải quyết những mâu thuẫn nhỏ nhặt, không đáng có.

d1412cba0a83a1ddf892-1704878276.jpg

Chỉ vì một phút thiếu suy nghĩa mà em hành động nông nỗi gây ra thương tích cho người bị hại, bị cáo rất ân hận vì hành động của minh gây ra hậu quả nặng nề. (Nhân vật đóng vai bị cáo tại PTGĐ)

Tại tòa, bị cáo ăn năn hối hận, đồng thời gửi lời xin lỗi đến gia đình bị hại. Tòa xử phạt bị cáo 2 năm tù, cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 4 năm tính từ ngày tuyên án.

42e31536310f9a51c31e-1704878277.jpg

Đây là hoạt động tuyên truyền pháp luật thường xuyên của Chi hội Luật sư Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TP.HCM và Chi đoàn VP-Phòng KTNV&THA TAND TP.HCM

  

 

Theo thông tư số 32 năm 2020 của Bộ GD&ĐT về điều lệ trường phổ thông, xâm phạm thân thể người khác và đánh nhau là những hành vi học sinh không được làm. Nếu vi phạm, trường học có thể xử lý theo ba hình thức: Nhắc nhở; Khiển trách và Tạm dừng học có thời hạn.

Ngoài ra, học sinh đủ 14 tuổi trở lên có thể bị phạt hành chính, phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Luật Xử lý vi phạm hành chính; Bộ luật Hình sự, tùy theo mức độ vi phạm.

Bạn đang đọc bài viết "Trang bị kỹ năng cần thiết cho học sinh phòng tránh bạo lực học đường" tại chuyên mục PHÁP LUẬT. Mọi thông tin chia sẻ, phản hồi xin gửi về hòm thư (kinhtethitruong.info@gmail.com) hoặc số Hotline 0833558833