Giải bài toán nhân lực ngành công nghệ và sáng tạo trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam

16/08/2024 21:51

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ tại Việt Nam, công nghệ thông tin (CNTT) và công nghiệp sáng tạo (CNST) nổi lên như hai khối ngành có tiềm năng phát triển lớn. Tuy nhiên, tăng trưởng này đi kèm với nhu cầu cao về nguồn nhân lực, cả về chất lượng và số lượng. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong việc tìm ra giải pháp đột phá để thu hút và giữ chân nhân tài.

“Khát” nhân lực ngành công nghệ và sáng tạo

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ năm 2020 đến nay, số lượng doanh nghiệp công nghệ số đăng ký thành lập và hoạt động đã tăng gần 30% từ 58.377 lên khoảng 75.000 doanh nghiệp. Ngành CNST cũng được ví như “gà đẻ trứng vàng”. Tại Việt Nam, dù phát triển sau nhưng theo ước tính của Tổng cục Thống kê, CNST hiện đang chiếm khoảng 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Sự phát triển mạnh mẽ của hai lĩnh vực này đã làm tăng nhu cầu tuyển dụng. Tuy nhiên, nguồn nhân lực hiện nay chưa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.

nhieu-doanh-nghiep-tim-den-nhan-su-quoc-te-va-nhan-su-tu-xa-nhu-mot-giai-phap-dot-pha-1723992498.jpg
 

Nhiều doanh nghiệp tìm đến nhân sự quốc tế và nhân sự từ xa như một giải pháp đột phá

Báo cáo thị trường IT Việt Nam do TopDev thực hiện, cho thấy, đến năm 2025 Việt Nam sẽ còn cần đến 700.000 nhân lực trong ngành công nghệ thông tin. Trong khi đó, số lượng lập trình viên hiện tại của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 530.000 người. Theo TopCV, IT - phần mềm là một trong hai nhóm ngành có số lượng đăng tải thông tin tuyển dụng nhiều nhất năm 2023.

Các ngành CNST với các đặc thù về chuyên môn và tỷ lệ đào thải lớn cũng có nhu cầu tuyển dụng liên tục. Trung tâm Dự báo nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM cho biết, đến năm 2025, riêng ngành Marketing đã cần tới 21.600 lao động trở lên mỗi năm. Một lĩnh vực nổi lên gần đây là phát triển game cũng cần đến khoảng 30.000 nhân lực chất lượng cao trong thời gian tới.

Do thiếu nhân sự chất lượng, doanh nghiệp phải cạnh tranh để giữ chân nhân tài hoặc đối mặt với tình hình nhảy việc. Khi đó, việc phải liên tục tìm kiếm và đào tạo nhân sự mới gây khó khăn trong việc duy trì sự ổn định và sự phát triển của doanh nghiệp.

Đa dạng hóa nguồn nhân lực

Trước những thách thức trên, hiện nhiều công ty trong và ngoài nước tại Việt Nam xem thuê nhân sự nước ngoài và đa dạng hóa hình thức làm việc là phương án hữu hiệu để bổ sung nhân lực hiệu quả.

Nhiều doanh nghiệp CNTT, lập trình game hoặc các startup về metaverse tại Việt Nam cho hay, họ phải tìm đến nhân sự nước ngoài để vận hành nhiều dự án vì số lượng nhân lực chuyên môn trong nước chưa đáp ứng được. Mà không chỉ riêng Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng tuyển dụng nhân viên từ nước ngoài như Ấn Độ và Trung Quốc để bù đắp cho tình trạng thiếu hụt nhân sự.

Bên cạnh đó, với ưu tiên phát triển kỹ năng thay vì quá chú ý đến địa điểm làm việc, các chính sách như tuyển dụng lao động làm việc từ xa, hoặc linh hoạt giữa làm việc từ xa với trực tiếp cũng giúp các doanh nghiệp kết nối dễ dàng hơn với nguồn nhân lực trong nước lẫn ngoài nước mà đặc biệt là lao động gen Z. Theo báo cáo “Xu hướng nhân tài Việt Nam - 10 năm nhìn lại” của Anphabe, tổng cộng, đã có khoảng 57% nguồn nhân lực trí thức tại Việt Nam tham gia làm việc trong những vị trí tạm thời và linh hoạt thay cho các vị trí cố định toàn thời gian (nền kinh tế gig). Khoảng 30% Gen Z kỳ vọng công ty cho phép làm việc linh hoạt và 71% sẽ cân nhắc công việc khác nếu công ty không có chế độ này. Điều này cho thấy tiềm năng rất lớn để các doanh nghiệp có thể cân nhắc và tìm kiếm giải pháp nhân sự hiệu quả.

Cần thiết một nền tảng hỗ trợ quản lý nhân sự hiệu quả

Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các giải pháp nhân sự kể trên vào mô hình quản trị của mình nhằm giải bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực. Tuy nhiên, quy trình này sẽ phức tạp, đặc biệt là với nhân sự đến từ các quốc gia khác nhau do sự khác biệt về quy trình hồ sơ pháp lý, thủ tục thanh toán, cũng như múi giờ làm việc.

Do đó, để vừa đảm bảo hiệu suất làm việc vừa đảm bảo quản trị nhân sự hiệu quả, doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn hệ thống hỗ trợ quản lý nhân viên từ xa chuyên nghiệp và đồng bộ. Một vài tiêu chí lựa chọn phù hợp là hỗ trợ các quy trình pháp lý nhân sự ở các quốc gia khác nhau, quản lý và thanh toán tiền lương chính xác, cũng như theo dõi được hiệu suất làm việc của nhân viên. Ngoài ra, tất cả những quy trình này cần được bảo đảm về sự minh bạch, bảo mật và chính xác trong quá trình thực hiện.

Thị trường các nền tảng hỗ trợ quản lý nhân viên từ xa hiện nay rất sôi động, với đa dạng loại hình như tập trung vào một tính năng hay hỗ trợ đa dạng công cụ. Đây là một điều kiện rất thuận lợi để các doanh nghiệp lựa chọn một nền tảng phù hợp với mình. Trong đó, một ứng viên tiêu biểu cho nền tảng đa nhiệm này là Remote - hệ thống quản lý nhân sự từ xa hàng đầu trên thế giới. Với lợi thế nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực này, Remote hiểu rõ những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải khi quản lý nhân viên trên toàn cầu. Do đó, nền tảng này không chỉ đáp ứng được tất cả tiêu chí nêu trên, mà doanh nghiệp hay người lao động còn có thể đăng tin tuyển dụng và ứng tuyển làm việc từ xa. Ngoài ra, hệ thống của Remote còn được vận hành với yêu cầu bảo mật cao, hạn chế tối đa khả năng bị rò rỉ thông tin của khách hàng.

Nhân sự từ xa là nguồn lực mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và hiệu quả. Đây là mục tiêu mà các doanh nghiệp CNTT và CNST nên tập trung khai thác. Quản lý nhân sự từ xa hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của hai ngành này, hứa hẹn mang đến đột phá trong tương lai. CEO của Remote chia sẻ: “Chúng tôi đã đơn giản hóa mọi quy trình quản lý phức tạp để thông tin được minh bạch và dễ hiểu cho tất cả các bên, biến việc quản trị nhân sự làm từ xa không còn khó khăn như trước. Remote hy vọng có thể đồng hành cùng doanh nghiệp và người lao động làm việc từ xa trên hành trình phát triển hình thức làm việc này trong tương lai”.

Bạn đang đọc bài viết "Giải bài toán nhân lực ngành công nghệ và sáng tạo trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam" tại chuyên mục Kinh doanh. Mọi thông tin chia sẻ, phản hồi xin gửi về hòm thư (kinhtethitruong.info@gmail.com) hoặc số Hotline 0833558833