Giải pháp cho thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam

17/09/2023 14:55

Từ cuối năm 2019 đến nay có dấu ấn đặc biệt đối với thương mại toàn cầu, với sự bùng phát và diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19. Các biện pháp phong tỏa và đóng cửa biên giới để ngăn chặn đại dịch COVID-19 đã khiến thương mại toàn cầu đình trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy, dẫn tới làn sóng phá sản nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu. Tác động của khủng hoảng, suy thoái kinh tế và đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến kinh tế nói chung, xuất khẩu hàng hóa (XKHH) của Việt Nam nói riêng.

Bracom đưa ra giải pháp “Bảo hiểm giá” (Hedging) hàng hóa vừa an toàn vừa hiệu quả

Nguồn gốc của Bảo hiểm giá hàng hóa là bắt nguồn từ việc tìm kiếm giải pháp để tránh hoặc giảm thiểu rủi ro về những biến động giá gây bất lợi cho người nông dân hay doanh nghiệp.bảo hiểm hàng hóa giúp người nông dân an tâm sản xuất,doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát thị trường và định mức được lợi nhuận trước khi sản xuất  hoặc trồng trọt. Chính nhu cầu này,Bảo hiểm giá hàng hóa ra đời như một giải pháp để nông dân, doanh nghiệp an tâm giao dịch.

Tại thời điểm giao hàng dù thị trường có biến động ra sao, giá lên xuống như thế nào các bên tham gia vẫn đảm bảo hàng hóa được giao theo giá đã chốt trước đó.

Thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa, doanh nghiệp trong nước sẽ thực hiện việc mua – bán hàng hóa (dầu thô, cà phê, cao su…) trên thị trường quốc tế với giá thỏa thuận hôm nay, nhưng lại giao hàng vào một thời điểm cụ thể trong tương lai. Điều quan trọng nhất là tại thời điểm giao hàng, dù giá lên hay xuống thì các bên tham gia vẫn đảm bảo hàng hóa được giao theo giá đã chốt trước đó.

Các thông tin giao dịch như khối lượng, thời gian giao hàng, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa… được niêm yết tại các Sở giao dịch hàng hóa trên thế giới. Với từng mặt hàng sẽ có những thỏa thuận khác nhau được quy định thông qua các loại hợp đồng do người mua và bán lựa chọn. Các giao dịch hàng hóa tương lai được thể hiện trên các sàn giao dịch quốc tế:  NYMEX CME (New York), TOCOM (Tokyo)…

Khái niệm "Bảo hiểm giá"

Bảo hiểm giá trong phái sinh hàng hóa ra đời để giúp nông dân và doanh nghiệp tránh được những biến động bất ổn về giá.... Và thực tế, bảo hiểm sẽ không thể ngăn chặn các rủi ro mà chỉ làm giảm thiểu tổn thất khi có sự cố xảy ra.

Ví dụ bảo hiểm giá đối với người nông dân:

Doanh nghiệp Bracom là công ty sản xuất  lúa mì vào tháng 2 thời điểm này giá 20 USD

Tháng 8 thời điểm thu hoạch giá lúa mì 10 USD

Vậy ở thời điểm thu hoạch làm sao Bracom có thể bán được lúa mì với giá 20 USD ở tháng 2

Bảo hiểm giá trong hàng hóa phái sinh được hiểu nôm na như là một hình thức giao dịch điện tử giúp Bracom có thể bán trước lúa mì ở thời điểm tháng 2 ( hoặc bất kỳ thời điểm nào ) với giá mong muốn

Ví dụ bảo hiểm giá đối với doanh nghiệp:

Doanh nghiệp Bracom là một công ty sản xuất nệm cao su. Doanh nghiệp này cần mua 100 tấn để sản xuất nệm. Giá mua cao su dự kiến là 10.000 đồng/kg. Đồng thời phải giao hàng sau 6 tháng. Trong 6 tháng, để quản lý rủi ro biến động, giá cao su tăng lên so với giá dự kiến.

Hiện, doanh nghiệp lên sàn giao dịch mua 100 tấn cao su kỳ hạn 6 tháng với mức giá 10.000 đồng/kg. Sau 6 tháng, nếu giá cao su lên 15.000 đồng/kg, doanh nghiệp sẽ bán hợp đồng kỳ hạn đã mua với giá 15.000 đồng/kg. Phần chịu lỗ tại thị trường cơ sở đúng bằng phần lợi nhuận có được từ giao dịch qua Sở Giao dịch Hàng hóa hoặc ngược lại. Việc thực hiện bảo hiểm giá đã giúp cho doanh nghiệp Bracom an tâm về chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào cho 6 tháng sản xuất.

Hiện nay các hãng hàng không Việt Nam đều bảo hiểm giá xăng dầu tại các Sở Giao Dịch hàng hóa quốc tế ,bên cạnh đó còn các doanh nghiệp thiết bị điện (bảo hiểm giá kim loại đồng) , doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ,….

Đối tượng sử dụng Bảo hiểm giá

Đối tượng nên sử dụng bảo hiểm giá hàng hoá đầu tiên là người nông dân. Họ tham gia bảo hiểm giá hàng hoá để phòng trừ những trường hợp rủi ro để đề phòng giá nông sản giảm và giá thức ăn chăn nuôi tăng.

Đối tượng thứ hai là những thương nhân lo ngại giá theo chiều hướng đi xuống trong lúc đang nắm giữ hàng hoá.

Đối tượng thứ ba là bên chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi. Bảo hiểm giá giúp tổ chức, doanh nghiệp không lo khi thấy mức giá nguyên liệu thô đầu vào gia tăng và hàng tồn kho giảm.

Đối tượng thứ tư là bên xuất, nhập khẩu sẽ nhận định trước được thì trường từ đó có kế hoạch cụ thể cho việc xuất, nhập khẩu hàng hoá.

Bạn đang đọc bài viết "Giải pháp cho thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam" tại chuyên mục Thị trường. Mọi thông tin chia sẻ, phản hồi xin gửi về hòm thư (kinhtethitruong.info@gmail.com) hoặc số Hotline 0833558833