Cuộc sống trên quần đảo nên thơ dư thừa 2.000 đàn ông

24/03/2023 23:06

() - Nam và nữ sống trên quần đảo Faroe ngày càng có lối sống đối lập nhau. Nam giới sống theo phong cách truyền thống, phụ nữ thì ngày càng hiện đại.

Cuộc sống trên quần đảo nên thơ dư thừa 2.000 đàn ông - 1

Nhiếp ảnh gia Andrea Gjestvang thoạt tiên được nghe một người bạn kể về vấn đề đang xảy ra trên quần đảo Faroe (Ảnh: Andrea Gjestvang/Vice).

Quần đảo Faroe của Đan Mạch là một khu vực tương đối biệt lập. Nữ nhiếp ảnh gia người Na Uy - Andrea Gjestvang đã tìm tới đây để thực hiện cuốn sách ảnh Atlantic Cowboy nhằm đề cập sâu tới sự mất cân bằng về giới trên quần đảo này.

Nam và nữ sống trên quần đảo Faroe ngày càng có lối sống đối lập nhau. Nam giới sống theo phong cách truyền thống, phụ nữ thì ngày càng hiện đại. Điều này khiến cộng đồng dân cư tại đây ngày càng trở nên mất cân bằng về giới. Nam giới ở lại địa phương để làm nông nghiệp hoặc đánh cá, họ sớm nghỉ học để tiếp quản công việc của gia đình.

Trong khi đó, nữ giới vẫn tiếp tục học tập, không ít người mong muốn có cơ hội học lên cao và theo đuổi cuộc sống tại các thành phố lớn. Ở thời điểm năm 2014, khi nhiếp ảnh gia Andrea Gjestvang bắt tay vào dự án nhiếp ảnh này, số lượng nam giới ở Faroe đã nhiều hơn nữ giới khoảng 2.000 người.

Cuộc sống trên quần đảo nên thơ dư thừa 2.000 đàn ông - 2

Quần đảo Faroe của Đan Mạch là một khu vực tương đối biệt lập (Ảnh: Andrea Gjestvang/Vice).

Cuộc sống trên quần đảo nên thơ dư thừa 2.000 đàn ông - 3
Cuộc sống trên quần đảo nên thơ dư thừa 2.000 đàn ông - 4

Nam giới ở quần đảo Faroe có phong cách sống truyền thống, họ coi việc tiếp quản nông trại hay thuyền đánh cá mà cha ông để lại là việc đương nhiên (Ảnh: Andrea Gjestvang/Vice).

Dân số ở Faroe khi ấy chưa tới 50.000 người. Hiện tại, dân số ở Faroe đã vượt qua con số 50.000 người, nhưng hiện tượng thiếu nữ giới vẫn không thay đổi. Nhiều nữ giới lựa chọn theo học đại học ở các thành phố lớn, sau đó, họ định cư ở thành phố để có được cơ hội việc làm tốt hơn, phù hợp với những ngành nghề mà mình đã theo học.

Nhiều người không quay trở về quần đảo Faroe sinh sống nữa. Trước những đổi thay này, cộng đồng dân cư tại Faroe đang phải đối diện với sự mất cân bằng về giới, gây ảnh hưởng tới cơ hội hẹn hò và kết hôn của nhiều nam giới trẻ tuổi.

Nhiếp ảnh gia Andrea Gjestvang thoạt tiên được nghe một người bạn kể về vấn đề đang xảy ra trên quần đảo Faroe, cô tò mò và tìm tới để quan sát cuộc sống ở nơi này. Tại đây, những người lớn tuổi cảm thấy hài lòng với cuộc sống giản dị của mình, nhưng họ lo lắng cho thế hệ trẻ, vì hiện tượng thiếu nữ giới khiến việc duy trì nếp sống truyền thống gặp phải những thách thức.

Cuộc sống trên quần đảo nên thơ dư thừa 2.000 đàn ông - 5
Cuộc sống trên quần đảo nên thơ dư thừa 2.000 đàn ông - 6
Cuộc sống trên quần đảo nên thơ dư thừa 2.000 đàn ông - 7

Đại dịch Covid-19 đã có những tác động tới không ít phụ nữ từng rời khỏi Faroe để tới định cư ở các thành phố lớn (Ảnh: Andrea Gjestvang/Vice).

Các chàng trai đều than phiền rằng nhiều bạn học là nữ giới đã quyết định rời bỏ quần đảo Faroe để tới các thành phố lớn tiếp tục việc học, rồi định cư lại đó.

Nam giới ở quần đảo Faroe có phong cách sống truyền thống, họ coi việc tiếp quản nông trại hay thuyền đánh cá mà cha ông để lại là việc đương nhiên. Họ tiếp tục sinh sống bằng những công việc truyền thống này, nhưng nữ giới trẻ tuổi lại nghĩ khác, nhiều người muốn đi xa để học tập, làm việc và trải nghiệm.

Dù vậy, đại dịch Covid-19 đã có những tác động tới không ít phụ nữ từng rời khỏi Faroe để tới định cư ở các thành phố lớn. Nhiều phụ nữ dần nhận thấy sự bấp bênh, khó khăn, chật vật ở nơi thành thị. Không ít người đã lựa chọn quay trở về quê nhà để bắt đầu một cuộc sống gia đình giản dị, dễ chịu hơn.

Bạn đang đọc bài viết "Cuộc sống trên quần đảo nên thơ dư thừa 2.000 đàn ông" tại chuyên mục VĂN HÓA - DU LỊCH. Mọi thông tin chia sẻ, phản hồi xin gửi về hòm thư (kinhtethitruong.info@gmail.com) hoặc số Hotline 0833558833