Cho trẻ ăn nấm thay thịt được không?

02/12/2022 14:02

() - Nấm chứa rất nhiều chất bổ dưỡng giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh tật nguy hiểm, được ví như loại rau giàu đạm. Tuy nhiên, khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển, nấm không thể thay thế thịt hoàn toàn.

Giá trị dinh dưỡng của nấm

- Chất béo

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), là nguyên liệu giúp bổ sung vị ngọt cho bữa ăn, nấm có chứa một lượng nhỏ chất béo gồm các acid béo không no. Riêng nấm rơm lại có đến khoảng 3g lipid/100g nấm, giúp bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể.

- Chất khoáng, vi chất và vitamin

Cho trẻ ăn nấm thay thịt được không? - 1

Nấm được ví như một loại rau giàu đạm (Ảnh: Everyday Health).

Nấm tươi gồm rất nhiều chất dinh dưỡng từ khoáng chất, vi chất (kẽm, crom, germanium…) cho đến vitamin tan trong nước. Khi hấp thu vào cơ thể, các hợp chất này sẽ giúp tăng cường chuyển hóa, tăng sức đề kháng phòng ngừa bệnh thông thường cho đến những bệnh lý nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, mỡ máu… Nấu chín nấm giúp giải phóng những chất này.

- Kích thích sản sinh interferon

Một số loại nấm có khả năng kích thích cơ thể sản sinh ra chất interferon làm ức chế sinh trưởng và lưu chuyển của virus.

- Cung cấp chất xơ

Tính theo trọng lượng, nhiều loài nấm có ít nhất 50% carbohydrate (một số trên 60 hoặc 70%), và mặc dù chúng ta nghĩ carbs là tinh bột hoặc không tốt cho sức khỏe, hầu hết carbs trong nấm thực ra là chất xơ. Tế bào của nấm có tất cả các loại carbohydrate không tiêu hóa được, chúng ta gọi là chất xơ, và chất xơ đó cung cấp năng lượng cho các vi sinh vật lành mạnh trong ruột.

Sở hữu một hàm lượng chất xơ cao, nấm giúp trẻ duy trì cân nặng, không gây ra tình trạng béo phì.

Có thể ăn nấm thay thịt được không?

- Năng lượng và chất béo mà trẻ cần rất cao

Trẻ đang ở giai đoạn phát triển, tích lũy năng lượng, cần hấp thụ đầy đủ các loại dinh dưỡng với một lượng lớn, hơn cả người trưởng thành. Đặc biệt với trẻ tiểu học, nếu không đảm bảo đủ chất béo trong khẩu phần ăn hằng ngày có thể làm gián đoạn sự hoàn thiện của não bộ và hệ thống dây thần kinh. 

Trong khi đó, nấm lại chứa rất ít năng lượng cùng chất béo, không thể đáp ứng toàn vẹn nhu cầu cơ thể mà trẻ cần. Vì thế, bố mẹ không nên cho trẻ ăn thay thịt bằng nấm.

- Chất đạm thực vật không thể thay thế hoàn toàn bằng đạm động vật

Mặc dù nấm là loại thực phẩm dễ bảo quản, dễ chế biến, nhiều dinh dưỡng cho trẻ, thường được ví như loại rau giàu đạm, nhưng lại không thể so với các loại rau khác hay đạm động vật. Ngược lại, trẻ 1-3 tuổi cần tối thiểu 28g-36g/ngày. Nếu tính khẩu phần trẻ ăn trung bình là 100g gạo, 500ml sữa, trẻ sẽ phải ăn 300-500g nấm để thay cho 100g thịt/ngày.

Quan trọng hơn, bên trong đạm thực vật lại không chứa cholesterol. Trẻ em không nên kiêng kị cholesterol. Đây là thành phần quan trọng trong quá trình hình thành màng tế bào, nội tiết tố, muối mật và giúp vận chuyển chất béo trong máu đến các mô trong cơ thể.

Bố mẹ không nên sử dụng nấm thay thế hoàn toàn cho thịt để không làm gián đoạn sự phát triển của trẻ. 

Trẻ tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Trung bình tăng khoảng 0,3kg mỗi tháng, nhưng sau một năm trẻ chỉ tăng khoảng 2kg/năm. Trong khi quá trình tăng trưởng chậm lại, dinh dưỡng vẫn là ưu tiên hàng đầu. Đây cũng là thời gian trẻ cần chế độ dinh dưỡng đầy đủ ngoài việc chỉ uống sữa như trước đây. Nếu trẻ nhận được đủ lượng protein, sắt, vitamin và carbohydrate, trẻ sẽ có thể lực phát triển khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.

Bạn đang đọc bài viết "Cho trẻ ăn nấm thay thịt được không?" tại chuyên mục GIÁO DỤC - SỨC KHỎE. Mọi thông tin chia sẻ, phản hồi xin gửi về hòm thư (kinhtethitruong.info@gmail.com) hoặc số Hotline 0833558833